BÀI VIẾT THAM DỰ CUỘC THI
Tuyên truyền các mô hình “dân vận khéo” tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và chuyển đổi số năm 2024
Vận động giáo viên, phụ huynh tạo sự đồng thuận gia đình và nhà trường trong Ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ tại Trường Mầm non 20-10
Năm học 2023-2024 đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ trong việc ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số tại trường Mầm non 20-10, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đáp ứng yêu cầu đổi mới. Nhận thức rõ tầm quan trọng của cô
ng nghệ trong việc hỗ trợ giảng dạy, Ban Giám hiệu nhà trường đã khéo léo vận dụng các biện pháp dân vận để t
húc đẩy đội ngũ giáo viên cũng như phụ huynh học sinh, cùng tham gia vào quá trình chuyển đổi này.
Thứ nhất, Xây dựng kế hoạch và triển khai mô hình điểm:
Ngay từ tháng 9 năm 2023, nhà trường đã chủ động xây dựng kế hoạch chi tiết về việc ứng dụng công nghệ thôn
g tin và chuyển đổi số trong các hoạt động giáo dục. Các nội dung cụ thể bao gồm: số hóa hồ sơ, tạo mã QR cho phụ huynh quét thông tin, gửi bài tập đánh giá trẻ qua Google Biểu mẫu, và xây dựng kho học liệu số.
Để hiện thực hóa kế hoạch, Ban Giám hiệu đã lựa chọn hai lớp điểm là lớp 5A2 và lớp 4 tuổi A1, nơi có những giáo viên giàu kinh nghiệm, tâm huyết và có chuyên môn vững vàng. Đây là những lớp tiên phong trong việc thử nghiệm mô hình ứng dụng công nghệ thông tin. Sau khi thành công ở hai lớp điểm, mô hình này đã được nhân rộng ra toàn trường.
Thứ hai, Khéo léo vận động giáo viên mặc dù nhà trường trong bối cảnh diễn ra nhiều nhiệm vụ chuyên môn:
Năm học 2023-2024 cũng là một năm với nhiều hoạt động chuyên môn cấp quận và thành phố, như:
- Trường được phân công làm mô hình điểm cấp thành phố tổ chức hội thảo chuyên đề lấy trẻ làm trung tâm, ứng dụng phương pháp giáo dục mầm non tiên tiến Montessori và STEAM.
- Tham gia thi giáo viên dạy giỏi cấp Quận.
- Giáo viên tham gia viết đề tài sáng kiến cấp quận và thành phố.
- Tổng kết chương trình Tôi yêu Việt Nam, với yêu cầu đóng góp vào kho học liệu giáo dục an toàn giao thông cấp quận và thành phố.
- Tham gia cuộc thi tìm hiểu kiến thức về an toàn giao thông cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, và phụ huynh.
Trong bối cảnh đó, việc vận động giáo viên thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến chuyển đổi số là một thách thức lớn. Ban Giám hiệu đã khéo léo để vừa đảm bảo công việc chuyên môn, vừa duy trì được sự đồng thuận và tinh thần hăng hái trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số.
Thứ ba, Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên:
Thời gian đầu, nhiều giáo viên tỏ ra ngại ngùng khi tiếp cận công nghệ do lo sợ không hiểu rõ cách sử dụng. Việc thiếu kiến thức và kỹ năng CNTT khiến họ cảm thấy khó khăn và áp lực trong quá trình giảng dạy. Để giảm bớt sự e ngại của giáo viên, nhà trường đã chủ động tiến hành công tác dân vận, tạo động lực và xây dựng tinh thần sẵn sàng đón nhận công nghệ. Những buổi thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm và các cuộc trao đổi với giáo viên giúp họ hiểu rõ lợi ích thiết thực của công nghệ đối với công việc hàng ngày. Nhà trường xác định rằng, để công nghệ thực sự hiệu quả, việc đầu tư vào con người là yếu tố then chốt. Bồi dưỡng chuyên môn tập trung vào việc xây dựng nền tảng kỹ năng và kiến thức công nghệ cho giáo viên, giúp họ vững vàng và tự tin hơn trong quá trình giảng dạy.
Nhà trường đã thực hiện công tác bồi dưỡng như sau:
Các khóa bồi dưỡng chuyên môn được tổ chức định kỳ, bao gồm các buổi học tập trung và chương trình đào tạo trực tuyến. Giáo viên có cơ hội học hỏi từ các chuyên gia, như các khóa học về AI từ giảng viên Nguyễn Tiệp.
Nhà trường còn tạo môi trường khuyến khích chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau giữa các giáo viên, giúp hình thành tinh thần đoàn kết, đồng thuận trong quá trình ứng dụng CNTT.
Các nội dung bồi dưỡng bao gồm:
Số hóa và quản lý hồ sơ: Hướng dẫn giáo viên sử dụng eDoc để lưu trữ hồ sơ số, giúp tiết kiệm thời gian và công sức so với hồ sơ giấy.
Sử dụng mã QR: Hướng dẫn giáo viên tạo mã QR cho thông tin quan trọng và chia sẻ bài viết, video về chăm sóc và giáo dục trẻ cho phụ huynh.
Thiết kế trò chơi học tập: Đào tạo giáo viên sử dụng Quizzi, Kahoot để tổ chức các trò chơi học tập và tạo bài tập ôn luyện cho trẻ.
Đánh giá kỹ năng qua Google Form: Hướng dẫn giáo viên thiết kế các biểu mẫu đánh giá kỹ năng của trẻ để phụ huynh cùng tham gia theo dõi và điều chỉnh kế hoạch giáo dục.
Sử dụng Padlet: Giáo viên học cách quản lý và chia sẻ nội dung với phụ huynh, đồng nghiệp thông qua Padlet, tăng cường kết nối thông tin.
Tạo kho học liệu số: Xây dựng kho tài liệu giảng dạy trực tuyến gồm bài giảng, tài liệu tham khảo và video học tập.
Phần mềm hỗ trợ giảng dạy: Giáo viên được hướng dẫn sử dụng các công cụ thiết kế và chỉnh sửa như Canva, Camtasia, CapCut, Format Factory để tạo nội dung phong phú cho bài giảng:
Canva:https://www.canva.com/vi_vn/thiet-ke/slide-thuyet-trinh-presentation/
Camtasia:https://camtasia.softonic.vn/
Cap cut:https://www.capcut.com/my-edit?start_tab=video
Fomat factory:https://format-factory.softonic.vn/
Quizz:https://quizizz.com/join
Nhà trường triển khai các phần mềm hỗ trợ hoạt động giáo dục trẻ tới 9/9 lớp mẫu giáo và hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch cho trẻ chơi hàng ngày:
1.Kids up
https://play.google.com/store/apps/details?id=com.perfectthumb2.kidsup&hl=vi&gl=US
2- Kidsmart
3- Bút chì thông minh https://download.com.vn/but-chi-thong-minh-26456
4- Monkey math
https://play.google.com/store/apps/details?id=com.earlystart.monkeymath&hl=vi&gl=US
5- 123 Number https://www.down4pc.net/123-numbers.297.html
6- Sắc Màu Toán Học
https://download.com.vn/s/s%E1%BA%AFc+m%C3%A0u+to%C3%A1n+h%E1%BB%8Dc
7- Em Tập Tô Màu https://download.com.vn/em-tap-to-mau-30398
8- Bé Họa Sĩ https://meta.vn/phan-mem-be-hoa-si-p29307
9- Bé Học Chữ Cái Vkids
https://play.google.com/store/apps/details?id=org.vinakids.BeHocChu&hl=vi
10.https://apps.apple.com/vn/app/b%C3%A9-h%E1%BB%8Dc-ch%E1%BB%AF-c%C3%A1i-vkids/id1270001148?l=vi
Kết quả đạt được:
Qua quá trình bồi dưỡng, giáo viên đã dần loại bỏ sự ngần ngại, cảm thấy tự tin hơn trong việc sử dụng công nghệ trong giảng dạy. Việc số hóa giúp giáo viên tiết kiệm thời gian, giảm bớt áp lực từ công việc giấy tờ, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý lớp học. Các công cụ hỗ trợ giúp giáo viên sáng tạo hơn trong phương pháp giảng dạy, gia tăng sự gắn kết giữa nhà trường và phụ huynh thông qua các phương tiện truyền thông số. Tinh thần đoàn kết, hợp tác giữa giáo viên trong nhà trường được nâng cao, tạo nên một môi trường học tập tích cực và hiện đại cho trẻ.
Như vậy, việc bồi dưỡng chuyên môn về công nghệ thông tin và chuyển đổi số không chỉ giúp giáo viên nâng cao năng lực quản lý và giảng dạy mà còn cải thiện sự phối hợp với phụ huynh và tạo ra môi trường học tập hiện đại, tích cực cho trẻ.
Bài giảng E-learning của cô giáo Bùi Thị Mai
Sách điện tử Ebook – cô giáo Nguyễn T.Phương thiết kế
Trò chơi Kahoot- Cô giáo Bùi Thị Huyên thiết kế
Trò chơi quizzi – Tác giả: cô giáo Phạm Thị Quỳnh Mai
Padlet tuyên truyền của lớp 4TA1
Google biểu mẫu đánh giá trẻ gửi phụ huynh
Bồi dưỡng chuyên môn online
Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo AI trong giáo dục
Thứ tư, Khuyến khích giáo viên sáng tạo và cống hiến:
Khuyến khích giáo viên sáng tạo và cống hiến là một trong những yếu tố cốt lõi để thành công trong quá trình chuyển đổi số tại trường mầm non 20-10.
Giáo viên là người trực tiếp giáo dục trẻ, họ hiểu rõ nhất nhu cầu và đặc điểm của trẻ. Chính vì vậy, sự sáng tạo của giáo viên sẽ giúp đưa ra những phương pháp, ứng dụng công nghệ phù hợp và hiệu quả nhất. Sự sáng tạo của giáo viên sẽ giúp tạo ra những hoạt động học tập đa dạng, phong phú, thu hút sự hứng thú của trẻ, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học. Khi được khuyến khích sáng tạo, giáo viên sẽ chủ động tìm tòi, học hỏi những kiến thức mới, kỹ năng mới, góp phần nâng cao năng lực chuyên môn.
Vậy làm thế nào để khuyến khích giáo viên sáng tạo và cống hiến trong quá trình chuyển đổi số? Ban giám hiệu trường Mầm non 20-10 đã thực hiện như sau:
- Nhà trường tổ chức các cuộc thi sáng tạo thiết kế trò chơi học tập, bài giảng e-learning để giáo viên giới thiệu những sản phẩm, ứng dụng do mình tạo ra. Nhà trường động viên giáo viên tham gia viết sáng kiến, cải tiến phương pháp giảng dạy bằng công nghệ, đồng thời tạo môi trường để họ có thể chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp. Trong năm học 2023-2024, nhà trường có 02 sáng kiến cấp quận về ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong giáo dục được Hội đồng thẩm định sáng kiến cấp quận công nhận. Nhà trường mở 1 trang youtobe của trường đưa các bài giảng và học liệu để cho giáo viên và phụ huynh làm tư liệu bài giảng dạy cho trẻ: www.youtube.com/@Mamnon-QuanNgoQuyen
Xây dựng được kho học liệu có 134 học liệu dùng chung trong toàn trường: https://drive.google.com/drive/folders/1jRyAcYwQ4AKNMgBFXCI3M1CDX5CdcKaz?usp=Shanghai
- Xây dựng một hệ thống đánh giá rõ ràng, công bằng để ghi nhận những đóng góp của giáo viên trong quá trình chuyển đổi số.
- Tổ chức khen thưởng để tôn vinh những giáo viên có thành tích xuất sắc.
- Bên cạnh đó, Ban giám hiệu nhà trường tạo ra một môi trường làm việc cởi mở, khuyến khích sáng tạo, nơi mà mỗi cá nhân đều được tôn trọng và lắng nghe. Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng luôn làm gương, tích cực tham gia vào quá trình chuyển đổi số.
Khuyến khích giáo viên sáng tạo và cống hiến là một quá trình lâu dài và đòi hỏi sự nỗ lực của cả nhà trường, giáo viên. Tuy nhiên, kết quả mà nó mang lại là vô cùng to lớn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và tạo ra một môi trường học tập hiện đại, hấp dẫn cho trẻ em.
Tiết dạy ứng dụng CNTT của Cô giáo Nguyễn Thị Phương
Tiết dạy ứng dụng CNTT của Cô giáo Nguyễn Thị Trúc Quỳnh
Thứ năm, đầu tư hạ tầng, thiết bị ứng dụng CNTT, chuyển đổi số hỗ trợ hoạt động giáo dục trẻ:
Việc ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số trong giáo dục hiện nay đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập. Công nghệ giúp trẻ tiếp cận kiến thức một cách trực quan, sinh động và tạo ra cơ hội phát triển các kỹ năng cần thiết trong kỷ nguyên số. Do đó, nhà trường đã xác định đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng và thiết bị CNTT, hướng đến xây dựng một môi trường học tập hiện đại và sáng tạo cho trẻ em.
Ban giám hiệu đã lập kế hoạch chi tiết, xác định cụ thể các thiết bị cần thiết cho từng lớp học và phòng chức năng. Nhà trường lựa chọn các thiết bị công nghệ phù hợp với độ tuổi của trẻ, dễ sử dụng và có tính tương thích cao.
Đến tháng 10 năm 2024, nhà trường đã trang bị đầy đủ cho 100% các lớp học và các bộ phận với 32 máy vi tính kết nối internet (tăng 14 máy so với năm 2023), 5 màn hình tương tác, 2 máy chiếu, và 1 màn hình led. Phòng vi tính được trang bị 13 máy tính xách tay, đảm bảo đường truyền ổn định để giáo viên và trẻ có thể truy cập thông tin dễ dàng.
Nhận thấy tầm quan trọng của các thiết bị trực quan như TV và iPad, nhà trường đã vận động phụ huynh cùng tham gia đóng góp. Trong các buổi họp phụ huynh, ban giám hiệu đã giới thiệu lợi ích của việc sử dụng các thiết bị này trong giáo dục, giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách sinh động và phát triển khả năng tự học.
Ngoài ra, trường cũng xây dựng quy trình kêu gọi tài trợ xã hội hóa từ cộng đồng và thành lập ban vận động tài trợ để tăng cường trang bị cơ sở vật chất cho trường học.
Nhờ những nỗ lực triển khai biện pháp trên, trường đã trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết để hỗ trợ giảng dạy và học tập cho các lớp. Tính đến nay, 11/11 lớp học đã được trang bị TV thông minh, toàn trường có 10 iPad và các thiết bị đi kèm như loa, tai nghe, màn hình tương tác.
Việc ứng dụng thiết bị công nghệ đã góp phần tạo nên một môi trường học tập hiện đại, hỗ trợ trẻ em phát triển toàn diện về kỹ năng và kiến thức. Các lớp học trở nên sinh động, hấp dẫn, giúp trẻ tiếp thu nhanh hơn và phát huy tính sáng tạo, tự khám phá.
Ban giám hiệu đã xây dựng quy định về việc sử dụng và bảo quản thiết bị, thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng để đảm bảo thiết bị hoạt động ổn định, giúp nâng cao hiệu quả sử dụng và tối ưu hóa chi phí đầu tư.
Thứ sáu, Khéo léo vận động phụ huynh tạo sự đồng thuận gia đình và nhà trường
Một trong những thử thách lớn khi thực hiện chuyển đổi số tại trường Mầm non 20-10 là việc vận động phụ huynh tích cực tham gia. Khi triển khai các nội dung tuyên truyền, mã QR quét thông tin, bài tập đánh giá trẻ qua Google Biểu mẫu, ban đầu một số phụ huynh có biểu hiện thờ ơ, chưa thực sự quan tâm.
Ban Giám hiệu đã linh hoạt áp dụng các biện pháp dân vận để tạo sự đồng thuận trong phụ huynh:
Nhà trường thường xuyên gửi thông báo qua các nhóm zalo các lớp, và tạo điều kiện để phụ huynh dễ dàng tiếp cận thông tin, giúp họ hiểu rõ hơn về lợi ích của việc tham gia vào quá trình chuyển đổi số.
Giáo viên và Ban Giám hiệu kiên trì giải thích cho phụ huynh về cách các ứng dụng công nghệ giúp họ dễ dàng theo dõi sự tiến bộ của con em, cũng như phối hợp tốt hơn với giáo viên trong quá trình giáo dục.
Thông qua họp phụ huynh học sinh, nhà trường tổ chức bằng hình thức họp trực tiếp và trực tuyến để lắng nghe ý kiến từ phụ huynh, từ đó xây dựng kế hoạch cải tiến và điều chỉnh phương pháp tuyên truyền sao cho phù hợp.
Phụ huynh được khuyến khích bắt đầu bằng các hoạt động đơn giản như quét mã QR nhận thông tin, dần dần quen thuộc với việc đánh giá con qua Google Biểu mẫu, rồi từ đó tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục trực tuyến.
Kết quả của việc khéo léo vận động và tạo sự đồng thuận giữa gia đình và nhà trường trong quá trình chuyển đổi số tại trường Mầm non 20-10 đã mang lại những hiệu quả tích cực:
Nhiều phụ huynh đã dần thay đổi thái độ, từ thờ ơ chuyển sang tích cực tham gia và ủng hộ các hoạt động chuyển đổi số của nhà trường. Tỷ lệ phụ huynh tham gia các hoạt động trực tuyến như quét mã QR để nhận thông tin và hoàn thành bài tập đánh giá con qua Google Biểu mẫu đạt 100%.
Phụ huynh ngày càng hiểu rõ hơn về lợi ích của công nghệ trong việc hỗ trợ giáo dục con em, cũng như phối hợp chặt chẽ hơn với giáo viên để theo dõi và thúc đẩy sự phát triển của trẻ.
Các nhóm zalo lớp và buổi họp phụ huynh trực tuyến/ trực tiếp đã trở thành kênh giao tiếp hiệu quả giữa nhà trường và phụ huynh. Phụ huynh có thể dễ dàng cập nhật tình hình của con mình và trao đổi trực tiếp với giáo viên khi cần.
Nhiều phụ huynh đã chủ động hỏi thăm tình hình học tập và tham gia vào các hoạt động giáo dục trực tuyến, từ đó góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số và nâng cao chất lượng giáo dục tại nhà trường.
Kết luận
Nhờ áp dụng khéo léo các biện pháp dân vận, trường Mầm non 20-10 đã thành công trong việc nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số. Quá trình này không chỉ giúp nâng cao hiệu quả giáo dục mà còn tạo nên sự gắn kết giữa nhà trường, giáo viên, và phụ huynh trong việc chăm sóc và phát triển toàn diện cho trẻ. Việc thực hiện dân vận khéo không chỉ mang lại sự đồng thuận mà còn thúc đẩy tinh thần đổi mới và sáng tạo trong cả đội ngũ giáo viên và cộng đồng phụ huynh.
| Phạm Thị Hường Phó Hiệu trưởng trường Mầm non 20-10 |