Với sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ, chuyển đổi số chính là xu hướng của xã hội nói chung và lĩnh vực giáo dục nói riêng. Việc áp dụng công nghệ vào giáo dục có vai trò vô cùng to lớn, tạo nên nhiều bước ngoặt phát triển, mở ra nhiều phương thức giáo dục mới thông minh, hiệu quả hơn và đồng thời tiết kiệm chi phí cho người học. Chuyển đổi số trong giáo dục mầm non là một quá trình đưa những công nghệ hiện đại vào công tác giảng dạy và đào tạo từ đó giúp nâng cao trải nghiệm của học sinh, tăng khả năng tương tác và kết nối với phụ huynh. Bên cạnh đó ứng dụng chuyển đổi số tạo nên một mô hình quản lý giáo dục mới tinh gọn hơn, thông minh hơn và thuận tiện hơn. Giúp việc chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non hiệu quả và chất lượng hơn, trao đổi thông tin với phụ huynh cũng trở nên dễ dàng hơn.
Nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên trong việc ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số nâng cao chất lượng giáo dục và quản lý trong nhà trường tôi đã vận động cán bộ giáo viên, nhân viên tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số để nâng cao chất lượng quản lý, chăm sóc giáo dục trẻ
1. Truyền thông về nhận thức chuyển đổi số trong giáo dục đến cho các cán bộ giáo viên nhân viên và phụ huynh học sinh
Khi bắt đầu chuyển đổi số, việc tiên quyết cần phải làm là thuyết phục đội ngũ nhân sự bỏ đi các công cụ cũ để chuyển sang quản lý trên hệ thống. Các bước bắt đầu thường sẽ rất khó khăn, tuy nhiên, việc truyền thông về tầm quan trọng của chuyển đổi số sẽ là bước đà giúp củng cố tinh thần của đội ngũ tham gia chuyển đổi số. Từ đó, công tác chuyển đổi số giáo dục cũng trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn. Ban giám hiệu phải là người chịu khó học hỏi, am hiểu về CNTT và chuyển đổi số trong nhà trường để từ đó tuyên truyền bồi dưỡng cho cán bộ quản lý và giáo viên, nhân viên trong trường hiểu được cách thức ứng dụng CNTT vào giảng dạy và quản lý giáo dục như thế nào, cách thức chuyển đổi số trong nhà trường ra sao và CBGVNV hiểu được như nào là chuyển đổi số.
Đối với phụ huynh học sinh, việc truyền thông chuyển đổi số càng phải được quan tâm vì chính phụ huynh học sinh cũng sẽ là người sử dụng hệ thống. Tuyên truyền và hướng dẫn phụ huynh cách sử dụng hệ thống để họ cùng hợp tác mang lại hiệu quả chuyển đổi số cao nhất. Giáo viên trực tiếp tuyên truyền cho phụ huynh cách thực hiện hiện chuyển đổi số trong nhà trường như: đóng phí dịch vụ giáo dục không dùng tiền mặt cách thức chuyển khoản thông qua app ngân hàng, sử dụng quét mã QR để xem chương trình học, nội dung giáo dục trẻ của trường của lớp, các kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường, Trả lời các câu hỏi qua phần mềm trực tuyến, đánh giá về kết quả chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường thông qua bảng đánh giá trẻ hàng ngày thực hiện trực tuyến. Phụ huynh đánh giá mức độ hài lòng về chất lượng giáo dục, đánh giá về đội ngũ cán bộ, giáo viên nhân viên của nhà trường thông qua bảng đánh giá trực tuyến mà nhà trường đã cung cấp dán các mã quét QR được đặt tại các hành lang, cầu thang, bảng tuyên truyền để phụ huynh dễ thực hiện. Phụ huynh chỉ cần sử dụng điện thoại thông minh quét mã QR là thực hiện được toàn bộ việc đánh giá và góp ý kiến cho nhà trường về toàn bộ công tác quản lý, chăm sóc giáo dục trẻ. Giáo viên các lớp đưa hướng dẫn phụ huynh thực hiện công nghệ thông tin quét mã QR, chuyển tiền qua áp, bảng tuyên truyền của các lớp có các mã QR và đường link để phụ huynh cập nhận các thông tin của nhà trường của lớp qua việc quét mã và tuyên truyền trên trang fanpace và trang web của nhà trường. Nhà trường gửi phiếu đánh giá trẻ cho phụ huynh đánh giá hàng tháng, học kỳ, đánh giá mức độ hài lòng của phụ huynh về chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, đánh giá về ý thức trách nhiệm, giao tiếp của CBGVNV của nhà trường…
Ảnh bảng tuyên truyền của các lớp ứng dụng CNTT quét mã QR
2. Tăng cường tập huấn về công nghệ thông tin cho CB-GV-NV
Chuyển đổi số là điều kiện tất yếu để xây dựng trường học thông minh trong thời đại 4.0. Để thực hiện điều đó, không thể thiếu quá trình nâng cao nhận thức, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ trong ứng dụng công nghệ cho toàn thể giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý nhà trường.
Yếu tố con người là yếu tố quyết định trên hành trình chuyển đổi số. Muốn thành công thì cần phải bắt đầu với một đội ngũ có chuyên môn cao để thực hiện vị trí chủ chốt trong quản trị hệ thống. Đối với cán bộ quản lý cần hiểu rõ về CNTT và chuyển đổi số và cách ứng dụng vào công tác quản lý và tổ chức chăm sóc giáo dục trẻ như nào để đạt hiệu quả và kịp thời hỗ trợ giáo viên, động viên khích lệ giáo viên tích cực đi học tập để nâng cao trình độ.
Phân chia nhóm giáo viên để đào tạo lựa chọn những giáo viên có khả năng về ứng dụng CNTT tốt, tập trung đào tạo chuyên sâu và nâng cao để nhóm giáo viên này chính là đội ngũ hướng dẫn lại những giáo viên còn lại, bởi lẽ việc ứng dụng công nghệ thông tin đối với giáo viên mầm non rất khó khăn bởi vì giáo viên mầm non không được đào tạo bài bản về công nghệ thông tin, mặt khác nhà trường còn rất nhiều giáo viên lớn tuổi khả năng thích ứng về CNTT hạn chế, việc đào tạo hướng dẫn giáo viên về CNTT cần cụ thể chi tiết, cầm tay chỉ việc hướng dẫn cụ thể từng thao tác thì họ mới thực hiện được vì vậy, tôt đã phân công giáo viên theo cặp theo lớp có 1 giáo viên trẻ có kiến thức CNTT tốt đi kèm với 1 giáo viên lớn tuổi để giáo viên trong cùng 1 lớp dễ dàng hướng dẫn nhau thực hiện hàng ngày.
Bồi dưỡng, thường xuyên giúp đỡ giáo viên về cách thức ứng dụng CNTT vào các hoạt động giảng dạy và công tác chuyển đổi số trong quản lý nhóm lớp, quản lý hồ sơ sổ sách, thống kê báo cáo, sử dụng ký số... Bồi dưỡng thông qua các buổi tập huấn tập trung giáo viên để hướng dẫn cách thức làm, cách thực hiện các phần mềm, cách sử dụng thực hiện các ứng dụng trên google: Drive, trang tính, bảng tính, tài liệu…khi giáo viên gặp khó khăn xuống tận lớp để hướng dẫn trực tiếp, quay video lại cách thức làm, gửi lên nhóm cho GVNV thực hiện theo.
Ảnh: đ/c Hiệu trưởng bồi dưỡng cho giáo viên ƯDCNTT và CĐS trong giảng dạy
3. Chỉ đạo giáo viên, nhân viên sử dụng các chức năng của Google, Drive để ứng dụng CNTT đạt hiệu quả trong quản lý và chăm sóc giáo dục trẻ.
Với yêu cầu chuyển đổi số trong giáo dục ngày càng bức thiết bản thân tôi tự nghiên cứu tự học hỏi, thông qua các lớp học bồi dưỡng CNTT của Sở GD&ĐT tổ chức hàng năm cho CBGL và giáo viên tôi thấy các ứng dụng trên Google rất hay và tiện lợi rất hiệu quả trong công tác quản lý phê duyệt tài liệu kế hoạch trong nhà trường, sử dụng các tài nguyên miễn phí trên Google, drive để đáp ứng các yêu cầu trong quá trình chăm sóc- giáo dục trẻ như; lưu trữ, quản lý hồ sơ sổ sách hay là việc xây dựng và duyệt kế hoạch trên mạng… Tôi đã nghiên cứu và chỉ đạo giáo viên sử dụng:
Google biểu mẫu là tài nguyên miễn phí trên drive ứng dụng vào thực hiện công tác phối kết hợp với phụ huynh để đánh giá trẻ, đánh giá mức độ hài lòng của phụ huynh về công tác chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường, phụ huynh đánh giá thái độ và các kỹ năng của cán bộ giáo viên nhân viên và góp ý cho nhà trường. Google biểu mẫu với các tính năng vượt trội trong việc thực hiện các cuộc khảo sát, thu thập các ý kiến khảo sát trực tuyến qua việc đưa câu hỏi và thu thập trả lời các câu hỏi với nhiều hình thức khác nhau đem đến 1 cuộc khảo sát toàn diện. Việc sử dụng Google Forms (Google biểu mẫu) đơn giản, dễ dàng, nhanh gọn và miễn phí.
Google Forms (Google biểu mẫu) là một ứng dụng web, cho phép người dùng tạo các bảng khảo sát, thăm dò, bảng câu hỏi,... ngay trên thiết bị di động hoặc trình duyệt web của mình mà không cần phải cài đặt phần mềm chuyên dụng. Tính năng thích hợp cho cả người dùng máy tính và điện thoại.
Sử dụng Google trang tính để tổng hợp kết quả đánh giá trẻ, để cho các lớp báo ăn trực tuyến hàng, chấm công trực tuyến, theo dõi CBGVNV đi làm hàng ngày, và thống kê các số liệu báo cáo của các bộ phận.
Ảnh Giáo viên đang sử dụng CNTT để xây dựng khoa học liệu sô, soạn giáo án điện tử
4. Tích cực thực hiện chuyển đổi số trong nhà trường, đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
Tăng cường các điều kiện, đảm bảo triển khai ứng dụng CNTT chuyển đổi số nhà trường đã triển khai đồng bộ hệ thống thông tin quản lý giáo dục và đào tạo trên phần mềm cơ sở dữ liệu ngành giáo dục và Đào tạo thành phố haiphong.edu.vn; thực hiện quản lý tài chính trên phần mềm Misa, chấm ăn và xây dựng phiếu thu trên phần mềm Misa.
Thực hiện thu chi không dùng tiền mặt trên app ngân hàng VietinBank Thông qua việc thu qua app phụ huynh thanh toán đóng tiền cho học sinh rất thuận tiện, phương thức thanh toán đơn giản, quản lý các nguồn thu chi nhanh gọn thuận tiện.
Nhà trường đã sửa dụng tính khẩu khần ăn, tính định lượng dinh dưỡng cho trẻ hàng ngày trên phần mềm tính ăn. sử dụng phần mềm quản lý hồ sơ giáo dục nhà trường phần mềm Edoc. Triển khai sử dụng chữ ký số và phần mềm quản lý hồ sơ điện tử. thực hiện trên phần mềm VNPT. Thực hiện triển khai tuyển sinh đầu cấp trực tuyến. Triển khai thu phí dịch vụ giáo dục không dùng tiền mặt trên app ngân hàng VietinBank. Triển khai sử dụng các phần mềm trong trường học: phần mềm tài chính Misa, phần mềm quản lý tài sản công, phần mềm Epmis, Temis, quản lý cán bộ, quản lý văn bản …. Lập hồ sơ công việc trên hệ thống https://qlvb.hpnet.vn. Quản lý nhân sự trên phần mềm quản lý cán bộ QLCB.
Tăng cường triển khai các phần mềm trong công tác giáo dục, cán bộ giáo viên thực hiện phần mềm xây dựng giáo án điện tử, tổ chức các trò chơi điện tử cho trẻ: kidsmart, bút chì thông minh, Bé vui học toán,…. Sử dụng các phần mềm E-learning, Quizzes, kahoot để xây dựng giáo án điện tử các trò chơi trực tuyến. Giáo viên sửa dụng các phần mềm cắt ghép video, chỉnh sửa nhạc để tạo các bài giảng dạy trẻ…
Trẻ sử dụng phần mềm Quizzes, kahoot để thi ATGT trực tuyến
Chỉ đạo toàn bộ nhà trường các bộ phận lưu hồ sơ trên Drive theo từng thư mục, chia sẻ cho các bộ phận để dễ tìm kiếm dễ tra cứu, không phải in.
Các văn bản đi của nhà trường đều được ký số và gửi cho các cơ quan quản lý cấp trên, thông qua hệ thống quản lý văn bản điện tử https://qlvb.hpnet.vn/ không phải đi nộp bản dấu đỏ như ngày trước.
Phát triển quy mô dữ liệu trong quản lý với việc xây dựng hệ thống quản lý tài nguyên hỗ trợ giảng dạy, học liệu số, bài giảng điện tử mầm non, xây dựng hệ thống quản lý dữ liệu về thư viện và thư viện điện tử của nhà trường…
Việc áp dụng biện pháp Cải tiến trong việc chỉ đạo cán bộ giáo viên, nhân viên tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số để nâng cao chất lượng quản lý, chăm sóc giáo dục trẻ tại trường Mầm non 20-10 mang lại hiệu quả rất cao đạt mục tiêu giáo dục mang tính hiện đại, trẻ có được môi trường học tập hiện đại. Tối ưu năng suất làm việc cho các nhân viên và giáo viên.
Nhà trường được tăng thêm uy tín chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, phụ huynh ngày càng thêm tin tưởng hơn đối với chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường, nhà trường luôn đứng trong tốp đầu của quận và thành phố, đó cũng là tiền đề để nhà trường có thêm niềm tin xây dựng trường Mầm non 20-10 thành trường Mầm non chất lượng cao trong tương lai.
| Phạm Thị Hồng Tháp Hiệu trưởng trường Mầm non 20-10 |